Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Nguy hại khi sử dụng phấn rôm khi mang thai mẹ cần biết

0

Cập nhật vào 12/12

Một số bà bầu thường sử dụng phấn rôm để làm mặt nạ trị mụn, trị rôm sẩy, làm lăn khử mùi, giúp tóc không bị bết. Tuy nhiên hầu hết các bà bầu không biết nếu quá lạm dụng phấn rôm sẽ gây nên một số tác hại, ảnh hưởng đến thai nhi.

Phấn rôm là gì?

Phấn rôm là loại mỹ phẩm được làm từ bột talc nghiền mịn- là một loại khoáng chất mềm. Có rất nhiều công thức chế biến phấn rôm khác nhau tùy thuộc vào nơi sản xuất nhưng về cơ bản thì chúng có những thành phần chính sau: bột talc, muối kẽm, chất bép, muối canxi và một số loại chất để tạo mùi thơm cho phấn. Chất bột talc có khả năng hút ẩm hiệu quả thường được sử dụng để thoa lên các vùng da hay bị ẩm ướt như: cổ, nách, bẹn…

Trong giai đoạn mang thai, ở một số vùng da của mẹ bầu thường xuất hiện những vết mụn li ti kèm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy nhất là vào những ngày nóng bức. Các bà bầu thường có xu hướng sử dụng phấn rôm để nhằm làm dịu làn da, tránh bị hăm và ẩm ướt.

Nguy hại của việc lạm dụng phấn rôm

Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát độc chất cho thấy, phấn rôm tiềm tàng rất nhiều nguy hại đối với sức khỏe đối với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Mặc dù, phấn rôm không gây hại đến toàn cơ thể nhưng nếu hít phải một lượng lớn phấn rôm rất ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Có thể khiến thai nhi mắc các bệnh về hô hấp sau này và có thể xảy ra di chứng về phổi.

Phần rôm có thể gây nguy cơ ung thư buồng trứng
Phần rôm có thể gây nguy cơ ung thư buồng trứng

Khi hít phải phấn rôm sẽ gây ho, sổ mũi, hắt hơi, phổi bị sung, khó thở và tím tái… Nếu hít quá nhiều, các bụi phấn sẽ tích tụ dần trong phổi gây thiếu oxy dẫn đến việc tắc nghẽn đường ống thở.

Nếu mẹ bầu muốn có một làn da sáng mịn đừng bỏ quan những chia sẻ từ bài viết:

Top 10 thực phẩm bổ sung collagen hiệu quả cho làn da phái đẹp

Bà bầu nên dùng sản phẩm gì để dưỡng da khi mang thai?

Kinh nghiệm đi spa cho chị em mang thai

Ngoài ra, có rất nhiều phụ nữ sử dụng phấn rôm thay cho lớp phấn phủ thông thường. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng đây là một điều không nên bởi khi dặm phấn rôm lên mặt, các lỗ chân lông sẽ bị bít kín rất dễ gây nổi mụn chưa kể các hạt phấn có thể đi vào mũi, miệng của mẹ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi.

Đặc biệt, khi mang thai nếu mẹ bầu thường xuyên sử dụng phấn rôm vào bộ phận sinh dục rất có thể mẹ sẽ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Bởi bộ phận sinh dục của mẹ và hố chậu được thông ra bên ngoài, do vậy mà những chất bụi từ phấm rôm khi kết hợp với những chất gây ô nhiễm từ môi trường sẽ thâm nhập vào hố chậu, xuyên qua phần âm đạo, âm hộ, cổ tử cung và ống dẫn trứng, từ đó rất dễ dẫn tới viêm nhiễm vùng kín, tạo điều kiện cho tế bào ung thư càng phát triển.

Lưu ý khi sử dụng phấn rôm

Các bà bầu nên sử dụng các loại phấn rôm của các thương hiệu có uy tín, loại phấn rôm không chứa chất độc hại và được chỉ định dành cho phụ nữ mang thai.

Thật cẩn trọng khi sử dụng phấn rôm
Thật cẩn trọng khi sử dụng phấn rôm

Trước khi sử dụng nên thử sản phẩm lên da và theo dõi trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Nếu không có hiện tượng da bị kích ứng thì có thể tiếp tục sử dụng.

Không nên thoa phấn rôm lên mặt, mắt hay những vùng hội âm (bụng dưới, xung quanh âm hộ, mặt trong của đùi…) để ngăn ngừa nguy cơ ung thư.

Có thể bạn quan tâm: Cách trang điểm cho tuổi 40 mang lại vẻ đẹp thanh lịch

Khi bôi không nên đứng ở nơi có nhiều gió, quạt, người mẹ có thể hít phải sẽ gây hại cho thai nhi. Không nên thoa phấn rôm lên các vùng da bị viêm nhiễm hay bị hăm vì có thể làm vùng da đó bị nặng hơn.

Một số biện pháp trị rôm sảy cho bà bầu an toàn, không cần dùng đến phấn rôm

Sử dụng khăn mát sạch

Khi bị mẩn ngứa, mẹ bầu có thể dùng một chiếc khăn mềm mại, thấm nước tốt để lau vùng da bị rôm.. Dùng khăn mát lau nhẹ có thể giúp giảm bớt phần nào cơn ngứa ở vùng da bị rôm.

Tắm bằng nước lá mát

Một trong số các cách chữa rôm sảy cho bà bầu được nhiều người tin làm đó là tắm bằng nước lá mát. Một số loại lá được dùng để nấu nước tắm như lá ổi, lá bưởi, mướp đắng, lá chanh. Tắm bằng các loại nước lá này thường rất mát và mang tới mùi hương thư giãn dễ chịu.

Hạn chế cào gãi

Các vết bọng nước trên da do rôm sảy gây ra không nên bị chọc bể vì nếu bọng nước bể thì vi khuẩn sẽ lan ra và làm mọc thêm nhiều bọng nước hơn. Do đó cần lưu ý để các bọng nước này không vỡ, không được cào gãi quá mạnh mà chỉ nên xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị rôm sảy nếu thấy ngứa. Khi tắm rửa cũng chỉ nên lau nhẹ bằng khăn sạch, hạn chế tối đa tác dụng lực lên các bọng nước này.

Mặc trang phục thoáng mát, thấm mồ hôi tốt

Mẹ bầu nên mặc những đầm váy bầu thoải mái rộng rãi và nên được làm từ chất liệu cotton để thấm hút mồ hôi được tốt hơn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới rôm sảy là do tuyến mồ hôi bị bít tắc, do đó biện pháp cơ bản để ngừa rôm là làm thông thoáng tuyến mồ hôi. Nếu mẹ bầu mặc các loại trang phục có chất liệu dày, nóng, khó thấm mồ hôi sẽ dẫn tới rôm. Có rất nhiều cửa hàng chuyên bán trang phục cho mẹ bầu giá tốt, các mẹ bầu có thể đến cửa hàng để chọn mua và được nhận những tư vấn hữu ích.

Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, nước lọc làm mát cơ thể

Mẹ bầu bị rôm sảy nên bổ sung thêm nhiều rau xanh ăn lá, hay hoa quả ngon lành ngọt mát vào bữa ăn hàng ngày để cung cấp thêm nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp nhanh chóng điều trị được bệnh. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên uống nhiều nước lọc để giúp giải độc, làm mát cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh.

Vệ sinh quần áo sạch sẽ

Quần áo mà mẹ bầu mặc hàng ngày cần được giặt sạch thường xuyên và phơi dưới nắng để diệt trừ mọi vi khuẩn. Mẹ bầu không nên mặc quần áo phơi còn ẩm, có thể gây nên khô da, khó thấm mồ hôi. Mẹ bầu nên sử dụng các sản phẩm giặt tẩy có nguồn gốc từ thiên nhiên để hạn chế các tác động xấu của các thành phần trong chất giặt tẩy hóa học lên da của mẹ bầu.

Xem thêm:

Mẹ bầu trang điểm có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Mẹ bầu nên chọn son môi gì không chứa hóa chất?

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.