Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bệnh nhược cơ ở trẻ em và những biến chứng nguy hiểm

0

Cập nhật vào 19/12

Nhược cơ là căn bệnh được biết đến từ rất lâu nhưng còn mới lạ với nhiều người. Bệnh có khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ và gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu người lớn không kịp thời phát hiện và chữa trị. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh nhược cơ ở trẻ em và những biến chứng của bệnh.

Nhược cơ là gì?

bệnh nhược cơ ở trẻ em 1

Nhược cơ dẫn tới tình trạng yếu mỏi các cơ

Nhược cơ là một căn bệnh tự miễn, nguyên nhân gây bệnh là do các tự kháng thể gây tổn thương và làm rối loạn dẫn truyền các thụ thể ACh qua Sinap thần kinh – cơ, từ đó dẫn tới tình trạng yếu mỏi các cơ vận động.

Bệnh nhược cơ còn là một bệnh rối loạn miễn dịch mãn tính, đặc trưng bởi sự yếu đi một hay của tất cả các cơ tự chủ trong cơ thể.

Đối với người mắc bệnh nhược cơ, mặc dù về mặt cấu trúc và sức khỏe ở các hệ cơ quan khác cũng bình thường, không xuất hiện tổn thương, nhưng người bệnh lại gần như không thể làm được việc gì. Có những giai đoạn nặng, người bệnh  không thể nhấc được tay lên, chân yếu không bước đi được, thở cũng khó khăn.

Để có cài nhìn tổng quan về bệnh nhược cơ, bạn có thể xem tại bài viết “Biểu hiện của bệnh nhược cơ

Biểu hiện bệnh nhược cơ ở trẻ em

+ Sự yếu và mệt cơ: Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh, mức độ nặng – nhẹ của các triệu chứng thay đổi từng ngày hoặc có thể thay đổi ngay trong ngày. Sự yếu cơ thường diễn ra nặng hơn khi người bệnh hoạt động, bị sốt, trầm cảm, nhiễm trùng và có thể giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi hay ngủ

+ Cơ mi và cơ ngoài mắt: khoảng một nửa số bệnh nhân bị ảnh hưởng tới cơ mi và cơ ngoài mắt khi khởi phát nhược cơ. Các triệu chứng thường thấy gồm có sụp mí mắt và nhìn đôi (song thị). Tuy nhiên, nhìn đôi cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên, chẳng hạn như tổn thương thần kinh sọ vận động mắt khác vì vậy tránh nhầm lẫn.

+ Yếu cơ mặt: Trẻ em nhược cơ có biểu lộ khuôn mặt nhăn nhó khi cười, cảm thấy yếu và mỏi cơ hàm khi nhai, chảy nước dãi khó kiểm soát.

+ Nói giọng mũi hay nói khó: Người mắc bệnh nhược cơ do yếu vòm miệng nên nói giọng mũi, nói kiểu “ủy mị”, giọng nói “ướt” và phát âm không tròn vành rõ chữ do yếu lưỡi.

+ Khó nuốt: Đây là hậu quả của việc yếu vòm miệng, lưỡi hay thanh quản

+ Tổn thương các cơ ở chi và thân: Người bệnh không đứng và ngồi được lâu do các cơ ở vai, cánh tay, ở vùng lưng và cơ gáy bị yếu

+ Cơ hô hấp: Khó thở, khó thở khi nằm hay thở nhanh, suy hô hấp

Biến chứng nguy hiểm của bệnh nhược cơ ở trẻ

Bệnh nhược cơ ở trẻ em 2

Nhược cơ có những biến chứng nguy hiểm

Những biểu hiện của bệnh diễn ra chậm và không đe dọa trực tiếp tới tính mạng thường khiến chúng ta chậm trễ trong khâu chữa trị. Đặc biệt với trẻ em khi mà chúng chưa tự mình ý thức được hết các biểu hiện của bệnh trong cơ thể. Tuy nhiên nhược cơ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu để xảy ra biến chứng liên quan đến hô hấp bệnh nhân sẽ bị khó thở, liệt cơ hô hấp, suy hô hấp dẫn tới tử vong nếu không nhập viện kịp thời.

+ Các cơn khủng hoảng nhược cơ: Khủng hoảng nhược cơ là một tình trạng đe dọa tính mạng. Điều này xảy ra khi các cơ bắp kiểm soát nhịp thở trở nên quá yếu để làm các công việc của mình, dẫn đến gần như bạn không thể làm bất cứ công việc gì thậm chí cả thở. Khi gặp tình trạng này bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

+ Các khối u tuyến ức: Khoảng 15% những người mắc bệnh bệnh nhược cơ có một khối u trong tuyến ức. Tuy nhiên hầu hết các khối u thường là lành tính.

+ Tuyến giáp kém hoặc hoạt động quá mức: Các tuyến giáp, nhất là ở tuyến giác ở cổ tiết ra hormone điều tiết sự trao đổi chất của bạn. Nếu tuyến giáp của bạn hoạt động kém hoặc quá mức, bạn có thể có khó khăn trong việc đối phó với các bệnh vào mùa đông (cảm lạnh, cúm), gặp các vấn đề về cân nặng và nhiều vấn đề khác.

+ Bệnh tự miễn dịch: Người mắc bệnh nhược cơ có thể mắc thêm một số bệnh tự miễn dich đi kèm như thấp khớp, viêm khớp…

Ngoài ra trẻ em cũng có thể gặp nhiều biến chứng sau mổ nhược cơ như:

Suy hô hấp: Thường xảy ra sau mổ bởi xuất hiện cơn nhược cơ cấp tính. Suy hô hấp là biến chứng nặng và hay gặp nhất ở người bệnh nhược cơ, đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong sau mổ nhược cơ.

Chảy máu: Sau mổ nhược cơ, trẻ có thể sẽ bị chảy máu từ xương ức hoặc từ các mạch nhỏ trong trung thất. Nhưng thông thường sự chảy máu này không nguy hiểm và ít khi các bác sĩ phải mở lại vết mổ để cầm máu.

Tràn khí và tràn dịch màng phổi: Điều này thường do trong khi mổ nhược cơ bị rách màng phổi trung thất. Nếu bác sĩ phát hiện thấy khi đang mổ thì sẽ đặt thêm một dẫn lưu màng phổi trước khi kết thúc cuộc mổ của bạn. Còn nếu phát hiện thấy sau mổ thì bạn có thể được chọc hút hoặc đặt dẫn lưu màng phổi.

Viêm mủ trung thất: Đây là biến chứng nặng nhưng ít gặp. Để điều trị cần phải dùng các kháng sinh mạnh và tích cực. Điều này rất có hại cho gan cũng như sức khỏe của trẻ.

Viêm xương ức: Nếu bác sĩ sử dụng phương pháp mổ cắt tuyến ức qua đường mở dọc giữa xương ức thì bạn có thể bị viêm xương ức. Để điều trị cũng phải sử dụng các kháng sinh mạnh.

Nhược cơ tái phát: Có khoảng 20-25% bệnh nhân nhược cơ bị nhược cơ tái phát với mức độ như cũ hoặc thậm chí nặng hơn sau khi mổ. Điều trị những trường hợp này thường khó khăn và ít hiệu quả. Nguyên nhân của hiện tượng này hiện chưa được các bác sĩ biết rõ ràng, cũng có nhiều ý kiến cho là do còn sót lại tổ chức tuyến ức hoặc có các tuyến ức lạc chỗ mà không phát hiện được.

Mặc dù hiếm gặp nhưng bậc cha mẹ không nên chủ quan trước những biểu thường của con cái. Hãy thường xuyên đưa trẻ đi khám để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp can thiệp sớm để hạn chế tối đa biến chứng.

Xem thêm Những nguyên nhân nào gây ra bệnh động kinh?

Được tổng hợp bởi taptrangdiem.net

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.